Tên doanh nghiệp là gì?
Tên doanh nghiệp là dấu hiệu để nhận biết của công ty hay đơn vị kinh doanh.
Tên doanh nghiệp cần đảm bảo yếu tố có đầy các thành phần theo quy định. Thể hiện được loại hình và dấu hiệu nhận biết riêng biệt so với các đơn vị đăng ký trước đấy.
Tên giao dịch của công ty là gì?
Tên giao dịch của công ty chính là tên sử dụng trên thực tế của doanh nghiệp. Tên giao dịch có thể là tên đầy đủ hoặc tên viết tắt doanh nghiệp theo đăng ký kinh doanh
Làm sao để đặt tên doanh nghiệp hay và vẫn phù hợp với quy định?
Tên doanh nghiệp cần hay và ấn tượng, nhưng bắt buộc phải đảm bảo yêu cầu của pháp luật.
Do vậy, để có thể đặt tên hay và phù hợp. Trước tiên bạn cần nắm rõ quy định về cách đặt tên để từ đó đối chiếu với các tiêu chí đặt tên tương ứng.
⇒ Gọi ngay Hotline 0984.535.843 để được Luật sư tư vấn!
1. Quy định về thành phần của tên công ty:
Tên công ty, tên doanh nghiệp = Loại hình kinh doanh + Tên riêng
- Loại hình doanh nghiệp là hình thức được người đăng ký lựa chọn khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Đó có thể là 1 trong các loại hình sau: Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty Cổ phần…
- Tên riêng do chủ doanh nghiệp tự đặt. Là tên được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
2. Quy định về đặt tên công ty không bị trùng:
Tên công ty là yếu tố để phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Thế nên, khi đặt tên công ty cần kiểm tra để tránh tên bị trùng với các đơn vị khác đã đăng ký trước đấy.
Tên trùng ở đây là sự tương đồng hoặc trùng lặp hoàn toàn ở phần tên riêng của doanh nghiệp, còn loại hình doanh nghiệp không được xem là yếu tố đánh giá.
Ví dụ:
- Công ty Cổ phần ABC Việt Nam & Công ty TNHH ABC Việt Nam.
Đây là 2 tên công ty trùng nhau do phần tên riêng là ABC Việt Nam trùng lặp hoàn toàn. Phần loại hình “Công ty Cổ phần” và “Công ty TNHH” không được xem là yếu tố đánh giá.
- Công ty Cổ phần XYZ Hà Nội & Công ty Cổ Phần XYZ Hà Nam
Đây là 2 tên công ty phân biệt, vì thành phần tên riên là “XYZ Hà Nội” & “XYZ Hà Nam” có sự phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý trong trường hợp tên “XYZ” đã được bảo hộ độc quyền tại Cục SHTT thì việc đặt tên trên cũng không được phép.
3. Cách đặt tên viết tắt của doanh nghiệp theo quy định:
Theo quy định, doanh nghiệp được phép đặt tên viết tắt cho công ty của mình.
Tên viết tắt hợp lệ là tên viết tắt của doanh nghiệp từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Các trường hợp đặt tên viết tắt khác biệt hoàn toàn hoặc tên viết tắt xâm phạm quyền lợi về tên nhãn hiệu của đơn vị khác đều không được pháp luật cho phép.
4. Quy định có cho phép được đặt tên công ty bằng tiếng Anh không?
Doanh nghiệp được phép sử dụng tên tiếng nước ngoài trong giao dịch theo quy định. Do vậy, việc đặt tên bằng tiếng Anh hay bằng chữ cái La-tinh đều được chấp nhận.
Tuy nhiên tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài cần đảm bảo yêu cầu:
- Là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
- Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
5. Những điều cấm theo quy định về đặt tên doanh nghiệp:
Quy định nghiêm cấm việc đặt tên doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị…trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
>>> Xem ngay điều kiện đăng ký kinh doanh để tránh vi phạm trong quá trình đăng ký! |