Khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, bạn cần nắm rõ các quy định về doanh nghiệp. Để lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, Luật Maz sẽ hỗ trợ và giúp bạn lựa chọn hình thức đăng ký tối ưu nhất. Đồng thời giúp bạn nắm rõ kiến thức pháp lý để vận hành doanh nghiệp của mình.

⇒ Liên hệ Hotline 0984.535.843 để được Luật sư tư vấn trực tiếp!

1. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp

Để thành lập doanh nghiệp (hay đăng ký kinh doanh) người đăng ký cần đáp ứng các điều kiện nhất định.

  • Về chủ thể: Người đăng ký phải là tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trừ các trường hợp như: Cán bộ, sĩ quan, người chưa thành niên, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
  • Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Điều kiện về tên: Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố.
  • Điều kiện về trụ sở: Trụ sở của doanh nghiệp phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng. Không được đặt tại chung cư không có chức năng văn phòng.
  • Điều kiện về vốn pháp định: Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Được quy định chỉ với một số ngành nghề nhất định.

2. Thông tin cần chuẩn bị để đăng ký kinh doanh

Khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh tại Luật Maz, toàn bộ thủ tục và thành phần hồ sơ sẽ được các Luật sư và đội ngũ chuyên viên soạn thảo cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị các thông tin nhất định để hoàn thiện nội dung đăng ký theo yêu cầu. Gồm:

  • Thông tin người đại diện và các thành viên trong công ty: Bản sao CMND và thông tin liên hệ;
  • Các thông tin của doanh nghiệp: Tên, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, mức vốn…

3. Vì sao bạn nên đăng ký kinh doanh qua Luật Maz

Thủ tục đăng ký kinh doanh yêu cầu người đăng ký chuẩn bị các thành phần hồ sơ, giấy tờ khá phức tạp. Mặt khác, thời gian và quy trình đăng ký có thể bị kéo dài nếu hồ sơ không hợp lệ. Do vậy, để tiết kiệm chi phí và thời gian tìm hiểu những thủ tục này. Khi đăng ký dịch vụ của Luật Maz, khách hàng sẽ được Luật sư tư vấn và hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng.

STT Nội dung dịch vụ Đăng ký kinh doanh tại Luật Maz
1 Tiếp nhận thông tin và tư vấn cho khách hàng. Từ yêu cầu kinh doanh và thông tin khách hàng cung cấp Luật Maz sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp.
2 Hoàn thành hồ sơ đăng ký thành lập công ty theo đề nghị của khách hàng.
3 Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục tại cơ quan quản lý.
4 Bàn giao kết quả đăng ký cho khách hàng gồm bản chính giấy phép cùng con dấu công ty.
5 Hỗ trợ tư vấn các thủ tục về thuế cho doanh nghiệp mới thành lập
6 Hỗ trợ và tư vấn các vấn đề pháp lý doanh nghiệp trong quá trình hoạt động

⇒ Liên hệ Hotline 0984.535.843 để được Luật sư tư vấn trực tiếp!

[Số lượt: 1 Trung bình: 5]
Các bước xây dựng thương hiệu công ty

Xây dựng thương hiệu công ty là gì?

Xây dựng thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm là khái niệm để chỉ một loạt các hoạt động của doanh nghiệp. Nhằm tạo dựng hình ảnh tốt trong nhận thức của khách hàng.

Các bước xây dựng thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm

Các bước xây dựng thương hiệu công ty

Làm thế nào để để xấy dựng thương hiệu công ty?

Để xây dựng thương hiệu, người kinh doanh cần tiến hành đồng thời và liên tục các hoạt động truyền thông, quảng bá và bảo vệ thương hiệu của mình. Song song với đó, việc cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm dịch, vụ là điều vô cùng quan trọng.

Quy trình, cách thức xây dựng thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm

Để xây dựng thương công ty, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đăng ký sở hữu thương hiệu công ty về mặt pháp lý

Sẽ vô ích nếu bạn xây dựng thương hiệu hộ người khác. Tại sao lại như vậy?
Bạn chỉ thật sự là chủ sở hữu của thương hiệu khi pháp luật thừa nhận điều đó. Vì thế, đừng vội vàng xây dựng khi mình còn chưa là chủ.

Hãy lưu ý vấn đề pháp lý khi chuẩn bị lên kế hoạch phát triển doanh nghiệp, hay thương hiệu cho sản phẩm mới. Vì đây sẽ nền tảng vững chắc để bạn bảo vệ thành quả của mình.

⇒ Xem ngay thủ tục đăng ký thương hiệu để bảo hộ thương hiệu công ty!

Bước 2: Vạch rõ định hướng phát triển của thương hiệu và phân khúc khách hàng nhắm đến

Để xây dựng bất cứ thứ gì, chúng ta cần đặt mục tiêu rõ ràng. Xây dựng thương hiệu cũng vậy, chỉ có thể đạt được kết quả khi có mục tiêu.

Bạn cần xác định rõ mục đích phát triển thương hiệu của mình là gì. Mục đích ở đây có thể là tạo độ phủ để tăng doanh số, tạo tên tuổi để làm bàn đạp phát triển sản phẩm mới…

Dù mục đích là gì thì kết quả cuối cùng doanh nghiệp hướng đến đều là giá trị kinh tế. Do vậy, ở bước này việc xác định phân khúc khách hàng tiềm năng là không thể bỏ qua. Đây là những người có khả năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ bạn cung ứng. Vì thế hãy nghiên cứu kỹ và đừng xác định nhầm nhé.

Bước 3: Lên chiến lược xây dựng thương hiệu công ty cụ thể

Chiến lược ở đây là bản kế hoạch cụ thể hóa từ mục tiêu chúng ta đặt ra. Cụ thể bao gồm: Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm; Ngân sách chi trả cho chiến dịch; Kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn; Nguồn lực cần thiết để thực hiện…

Lưu ý: Ở bước này bạn cần vạch rõ các chiến dịch con trong từng thời kỳ (Chiến dịch quảng bá, truyền thông…) để đạt được kết quả tốt nhất.

Bước 4: Đo lường hiệu quả và điều chỉnh chiến lược theo từng giai đoạn

Cùng với việc tập trung thực hiện chiến lược đã dự tính. Bạn cũng cần liên tục kiểm tra và theo dõi các chỉ tiêu đặt ra có hoàn thành theo đúng dự tính hay không.

Không phải chiến lược nào cũng dễ dàng đi theo kế hoạch ta vẽ ra. Thực tế sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề không mong muốn. Khi đấy bạn cần cập nhật tình hình và đưa ra hướng đi phù hợp.

⇒ Gọi ngay Hotline 0984.535.843 để được tư vấn đăng ký thương hiệu!
[Số lượt: 0 Trung bình: 0]
Quy định về cách đặt tên

Tên doanh nghiệp là gì?

Tên doanh nghiệp là dấu hiệu để nhận biết của công ty hay đơn vị kinh doanh.

Tên doanh nghiệp cần đảm bảo yếu tố có đầy các thành phần theo quy định. Thể hiện được loại hình và dấu hiệu nhận biết riêng biệt so với các đơn vị đăng ký trước đấy.

Tên giao dịch của công ty là gì?

Tên giao dịch của công ty chính là tên sử dụng trên thực tế của doanh nghiệp. Tên giao dịch có thể là tên đầy đủ hoặc tên viết tắt doanh nghiệp theo đăng ký kinh doanh

Làm sao để đặt tên doanh nghiệp hay và vẫn phù hợp với quy định?

Tên doanh nghiệp cần hay và ấn tượng, nhưng bắt buộc phải đảm bảo yêu cầu của pháp luật.

Do vậy, để có thể đặt tên hay và phù hợp. Trước tiên bạn cần nắm rõ quy định về cách đặt tên để từ đó đối chiếu với các tiêu chí đặt tên tương ứng.

⇒ Gọi ngay Hotline 0984.535.843 để được Luật sư tư vấn!

Quy định về cách đặt tên

Quy định về cách đặt tên

1. Quy định về thành phần của tên công ty:

Tên công ty, tên doanh nghiệp = Loại hình kinh doanh + Tên riêng

Quy định về thành phần của tên công ty

Quy định về thành phần của tên công ty

  • Loại hình doanh nghiệp là hình thức được người đăng ký lựa chọn khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Đó có thể là 1 trong các loại hình sau: Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty Cổ phần…
  • Tên riêng do chủ doanh nghiệp tự đặt. Là tên được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

2. Quy định về đặt tên công ty không bị trùng:

Tên công ty là yếu tố để phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Thế nên, khi đặt tên công ty cần kiểm tra để tránh tên bị trùng với các đơn vị khác đã đăng ký trước đấy.

Tên trùng ở đây là sự tương đồng hoặc trùng lặp hoàn toàn ở phần tên riêng của doanh nghiệp, còn loại hình doanh nghiệp không được xem là yếu tố đánh giá.

Quy định về đặt tên công ty không bị trùng

Quy định về đặt tên công ty không bị trùng

Ví dụ:

  • Công ty Cổ phần ABC Việt Nam & Công ty TNHH ABC Việt Nam.

Đây là 2 tên công ty trùng nhau do phần tên riêng là ABC Việt Nam trùng lặp hoàn toàn. Phần loại hình “Công ty Cổ phần” và “Công ty TNHH” không được xem là yếu tố đánh giá.

  • Công ty Cổ phần XYZ Hà Nội & Công ty Cổ Phần XYZ Hà Nam

Đây là 2 tên công ty phân biệt, vì thành phần tên riên là “XYZ Hà Nội” & “XYZ Hà Nam” có sự phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý trong trường hợp tên “XYZ” đã được bảo hộ độc quyền tại Cục SHTT thì việc đặt tên trên cũng không được phép.

3. Cách đặt tên viết tắt của doanh nghiệp theo quy định:

Theo quy định, doanh nghiệp được phép đặt tên viết tắt cho công ty của mình.

 Cách đặt tên viết tắt của doanh nghiệp theo quy định

Cách đặt tên viết tắt của doanh nghiệp theo quy định

Tên viết tắt hợp lệ là tên viết tắt của doanh nghiệp từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Các trường hợp đặt tên viết tắt khác biệt hoàn toàn hoặc tên viết tắt xâm phạm quyền lợi về tên nhãn hiệu của đơn vị khác đều không được pháp luật cho phép.

4. Quy định có cho phép được đặt tên công ty bằng tiếng Anh không?

Doanh nghiệp được phép sử dụng tên tiếng nước ngoài trong giao dịch theo quy định. Do vậy, việc đặt tên bằng tiếng Anh hay bằng chữ cái La-tinh đều được chấp nhận.

Quy định về việc đặt tên công ty bằng tiếng Anh

Quy định về việc đặt tên công ty bằng tiếng Anh

Tuy nhiên tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài cần đảm bảo yêu cầu:

  • Là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
  • Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

5. Những điều cấm theo quy định về đặt tên doanh nghiệp:

Những điều cấm theo quy định về đặt tên doanh nghiệp

Những điều cấm theo quy định về đặt tên doanh nghiệp

Quy định nghiêm cấm việc đặt tên doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị…trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
>>> Xem ngay điều kiện đăng ký kinh doanh để tránh vi phạm trong quá trình đăng ký!
[Số lượt: 7 Trung bình: 5]