Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong đời sống hiện đại, máy lọc nước là hướng kinh doanh hợp thời và đầy triển vọng với những ai biết nắm bắt cơ hội. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh mà thiếu kiến thức pháp lý dẫn đến nhiều rủi ro cho người kinh doanh. Sau đây là 5 vi phạm phổ biến mà người kinh doanh máy lọc nước thường gặp phải. Hãy cùng tìm hiểu để trang bị kiến thức cho mình khi kinh doanh sản phẩm này.

1. KINH DOANH MÁY LỌC NƯỚC KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC

Đa phần người kinh doanh lọc nước thường nhập linh kiện và lắp ráp tại Việt Nam. Do vậy, việc không có đầy đủ hóa đơn của sản phẩm hoàn chỉnh khá phổ biển. Tuy nhiên, hóa đơn đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi nó ghi nhận các thông tin liên quan đến quá trình mua bán hàng hóa của doanh nghiệp. Đây là tài liệu để xác mình nguồn gốc xuất xử của sản phẩm.

Kinh doanh máy lọc nước không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Hóa đơn mua bán hàng hóa

Việc không xuất trình được hóa đơn trong quá trình kinh doanh có thể bị xự phát hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

Điều 21. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng….

…Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.”

Ngoài mức phạt về tiền, người kinh doanh còn phải thực hiện các hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả như:

Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
  • Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
  • Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

2. KINH DOANH MÁY LỌC NƯỚC VI PHẠM NHÃN HIỆU

Cùng với sự phát triển của sản phẩm máy lọc nước, trên thị trường xuất hiện rất nhiều nhãn hiệu, thương hiệu mới. Nhưng để một sản phẩm lưu hành hợp pháp thì nhãn hiệu, thương hiệu của sản phẩm đó phải đáp ứng điều kiện luật định.

Việc các nhãn hàng của sản phẩm lọc nước ra đời nhưng không đăng ký nhãn hiệu. Hoặc cố tình sử dụng và đăng ký giống các thương hiệu đã được bảo hộ là một trong các hành vi vi phạm quy định về quản lý thị trường.

Xem ngay:

Mức xử phạt vi phạm hàng chính đối với hành vi vi phạm nhãn hiệu được quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 11. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng….

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng…

Điều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng…

Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 300.000.000 đồng.

Điều 13. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số luợng đến 500 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tương đương…

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng trên 10.000 đơn vị.”

3. GIẤY PHÉP KHÔNG CÓ MÃ NGÀNH KINH DOANH MÁY LỌC NƯỚC

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là điều kiện bắt buộc để thực hiện các hoạt động mua bán, thương mại đối với sản phẩm lọc nước. Tuy nhiên, có giấy phép kinh doanh là chưa đủ. Để kinh doanh cho sản phẩm lọc nước, giấy phép của bạn cần có mã ngành tương ứng với lĩnh vực mình kinh doanh.

Đăng ký giấy phép kinh doanh khi lưu hành sản phẩm trên thị trường

Giấy phép đăng ký kinh doanh

Căn cứ Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2014 và Danh mục mã ngành nghề đăng ký kinh doanh. Đối với hoạt động kinh doanh sản phẩm máy lọn nước, sẽ được áp mã ngành như sau:

  • Kinh doanh các thiết bị, vật tư lọc nước thuộc mã ngành 4659- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác, chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác chưa được phân vào đâu.
  • Mã ngành 4759 (chi tiết: Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác còn lại chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh).

Trong trường hợp kinh doanh máy lọc nước mà không đăng ký bổ sung mã ngành nghề (thay đổi ngành nghề kinh doanh). Doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 25 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn từ 01 – 30 ngày.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn từ 31 – 90 ngày.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng khi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

4. MÁY LỌC NƯỚC VI PHẠM KIỂU DÁNG – THIẾT KẾ

Kiểu dáng và thiết kế máy lọc nước rất đa dạng. Từ hình dáng cho đến thiết kế tem mác in trên sản phẩm đều là đối tượng được bảo hộ theo quy định. Do vậy, việc sử dụng hoặc sao chép trái phép là hình vi xâm phạm tài sản trí tuệ.

Thiết kế tem mác sản phẩm của máy lọc nước là các yêu tố hình ảnh được trang trí trên sản phẩm. Để bảo hộ cho thiết kế, chủ sở hữu cần đăng ký bản quyền cho đối tượng tại tại Cục bản quyền.

Xem ngay: Đăng ký bao bì sản phẩm cho máy lọc nước

Thiết kế tem mác sản phẩm của máy lọc nước

Thiết kế tem mác sản phẩm của máy lọc nước

Kiểu dáng công nghiệp (hay kiểu dáng) của máy lọc nước được hiểu là hình dáng bên ngoài được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Giấy tờ pháp lý cho sản phẩm máy lọc nước

Kiểu dáng công nghiệp của máy lọc nước

Để bảo hộ kiểu dáng cho máy lọc nước, bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ.

5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH

Mã số mã vạch là điều kiện cần có để quản lý và bảo vệ sản phẩm. Đông thời, đây cũng là yêu cầu bắt buộc để đưa sản phẩm vào siêu thị. Nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng mã số mã vạch hợp lệ.

Việc các doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng chính mã vạch của nhà cung cấp cho sản phẩm. Hay dùng các mã QR, mã số mã vạch mà chưa đăng ký là trái với quy định pháp luật.

Việc xử lý hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP như sau:

“Điều 32. Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;

b) Không làm thủ tục gia hạn khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;

c) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

đ) Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công hoặc bao gói tại Việt Nam;

e) Không khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia; khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế của thương phẩm sử dụng mã GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN;

g) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;

b) Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;

c) Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản;

b) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu về mã số mã vạch không đúng với nguồn dữ liệu mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế;

b) Cung cấp thông tin sai lệch về chủ sở hữu hoặc đối tượng sử dụng mã số mã vạch GS1 hợp pháp;

c) Phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng dựa trên nền tảng mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

5. Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa và loại bỏ mã số mã vạch vi phạm trên hàng hóa, bao bì, phương tiện kinh doanh, vật phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”

Xem ngay: Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Trên đây là 5 lỗi vi phạm phổ biến mà người kinh doanh máy lọc nước hay gặp phải. Khi vọng bài viết đã giúp bạn có những thông tin hữu ích cho hoạt động kinh doanh của mình.

Mọi thông tin pháp lý cần hỗ trợ trong quá trình kinh doanh máy lọc nước, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn theo Hotline: 0984.535.843

[Số lượt: 2 Trung bình: 5]