Không phải nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân nào cũng có thể được cơ quan nhà nước làm thủ tục cấp văn bằng bảo hộ. Việc đăng ký các yếu tố không đáp ứng yêu cầu luật định là một trong những nguyên nhân khiến đơn đăng ký của bị bị từ chối. Sau đây là các dấu hiệu không được bảo hộ khi đăng ký nhãn hiệu.

Các dấu hiệu không được bảo hộ khi đăng ký nhãn hiệu

Các dấu hiệu không được bảo hộ khi đăng ký nhãn hiệu

Để được thừa nhận là nhãn hiệu, dấu hiệu đang xem xét phải được xác định là một yếu tố độc lập với sản phẩm hoặc dịch vụ được sử dụng. Một dấu hiệu không thể phân biệt được một sản phẩm (hoặc dịch vụ) nếu nó không được coi là khác biệt và độc lập với sản phẩm mà nó sẽ phân biệt.

Dấu hiệu là ký hiệu đơn giản

Một dấu hiệu chứa hình học đơn giản hoàn toàn thiếu đường nét để trở nên đặc biệt, hoặc thu hút sự chú ý của người tiêu dùng khi dấu hiệu đó được sử dụng trong kinh doanh/thương mại, thì dấu hiệu đó sẽ không có tính phân biệt và không thể thực hiện chức năng như một nhãn hiệu.

Ví dụ, những dấu hiệu sau đây sẽ không có tính phân biệt đáng kể để có thể nhận biết là nhãn hiệu, và do đó không thể đăng ký làm nhãn hiệu được:

Dấu hiệu là ký hiệu đơn giản

Dấu hiệu là ký hiệu đơn giản

Quy định tương tự sẽ áp dụng đối với những dấu hiệu như biểu tượng in văn bản, dấu chấm than (!), dấu hỏi chấm (?), phần trăm (%) hoặc “và” (&), và các biểu tượng thông dụng tương tự – những biểu tượng vốn rất bình thường và không có tính phân biệt.

Những dấu hiệu phức tạp hoặc khó hiểu

Những dấu hiệu bao gồm các yếu tố khó hiểu hoặc quá rắc rối phức tạp sẽ không được người tiêu dùng thông thường xem là nhãn hiệu nếu được sử dụng trong thương mại, hoặc sẽ làm cho người tiêu dùng khó nhận biết hoặc ghi nhớ. Các dấu hiệu như vậy không có khả năng phân biệt hàng hóa và dịch vụ trong thương mại và do đó không thể được đăng ký nhãn hiệu.

Những dấu hiệu phức tạp hoặc khó hiểu

Những dấu hiệu phức tạp hoặc khó hiểu

Các dấu hiệu được thể hiện bằng các chữ viết của một quốc gia nhất định mà mặc nhiên khó hiểu đối với công chúng vẫn có thể được chấp nhận tùy thuộc vào việc nộp bản phiên âm của từ hoặc đoạn chữ đó, theo yêu cầu của thẩm định viên được quy định trong luật áp dụng. Điều này được áp dụng đối với các trường hợp mà dấu hiệu có chứa từ ngữ được viết bằng chữ cái hoặc ký tự như chữ Ả Rập, chữ Kirin, chữ Phạn, chữ Trung Quốc, chữ Nhật Bản, chữ Hàn Quốc hay các chữ khác.

Dấu hiệu màu

Dấu hiệu có màu đơn nhất (chỉ gồm một màu) nếu không được thể hiện dưới một hình dáng, đường viền cụ thể hay một yếu tố, dấu hiệu xác định nào khác (tức là bất kỳ dạng nào có thể hình dung được) thì sẽ không được đăng ký nhãn hiệu.

Yêu cầu bảo hộ một màu sắc trong bản mô tả có thể được xem là yêu cầu bảo hộ ý nghĩa của màu sắc đó. Dấu hiệu này sẽ được xem là không tuân theo các điều kiện về tính rõ ràng, tính chính xác và tính thống nhất trong phạm vi bảo hộ nhãn hiệu. Do đó dấu hiệu sẽ không có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ trong thương mại.

Các dấu hiệu là các chữ cái, con số đơn lẻ

Dấu hiệu dạng chữ cái hay con số có thể xem là đáp ứng được yêu cầu về khả năng phân biệt để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Nếu chữ cái hay con số được thể hiện dưới một hình dáng, phong cách, màu sắc hay kết hợp màu sắc một cách đặc biệt thì nó có thể được xem là có khả năng phân biệt và do đó có thể được đăng ký, không phụ thuộc vào việc áp dụng các căn cứ từ chối khác (ví dụ, tên gọi chung hay dấu hiệu mang tính mô tả đối với hàng hóa, dịch vụ nhất định).

Trong trường hợp các dấu hiệu dạng chữ cái, con số đơn lẻ được trình bày ở dạng tiêu chuẩn, tức là không có hình dáng, phong cách, màu sắc hay kết hợp màu sắc đặc biệt, thì việc thẩm định nên thận trọng hơn. Những dấu hiệu như vậy thường bị giả định là thiếu đi khả năng phân biệt. Việc đăng ký có thể được chấp nhận nếu dấu hiệu đáp ứng đủ yêu cầu về khả năng phân biệt và không vi phạm các căn cứ từ chối khác như tên gọi chung hay mang tính mô tả đối với những hàng hóa, dịch vụ cụ thể.

Dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu là các từ có tính mô tả

Các dấu hiệu gồm một hoặc nhiều từ mô tả về bản chất, đối tượng, chất lượng, số lượng, kích cỡ, mục đích, cách sử dụng hoặc bất kỳ tính chất nào khác của các hàng hóa và dịch vụ cụ thể phải bị từ chối.

Để xem xét một từ “có tính mô tả” hay không, từ đó phải luôn được đặt trong mối quan hệ với các hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Một số từ nhất định bị xem là có tính mô tả bất kể được đăng ký cho hàng hóa hay dịch vụ nào, ví dụ như những từ liên quan đến giá trị hoặc kích cỡ (xem ví dụ nêu trên).

Trong các trường hợp khác, một từ có thể mang tính mô tả chính một số hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định nhưng lại mang tính phân biệt (và chính vì thế có thể được bảo hộ) khi sử dụng cho các hàng hóa và dịch vụ khác.

Ví dụ: từ “COMEDY” có tính mô tả khi được sử dụng làm nhãn hiệu cho các chương trình ti vi và dịch vụ phát sóng. Tuy nhiên, từ này lại có tính phân biệt khi được sử dụng làm nhãn hiệu cho quần áo và các loại trang phục nói chung, hoặc cho mỹ phẩm.

[Số lượt: 2 Trung bình: 5]
Đăng ký bản quyền logo.

Đăng ký bản quyền logo là thủ tục xác lập quyền sở hữu và quyền nhân thân đối với mẫu logo của cá nhân, doanh nghiệp. Đây là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp cũng như xử lý các vi phạm về hình ảnh trên thực tế. Trong bài viết này, Luật Maz sẽ hướng dẫn bạn chi tiết quy định và thủ tục để đăng ký bản quyền logo theo quy định hiện hành năm 2020.

Đăng ký bản quyền logo.

Đăng ký bản quyền logo.

1. Đăng ký bản quyền logo ở đâu?

Căn cứ theo Quyết định số 3954/QĐ-BVHTTDL Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả gồm:

  • Quản lý quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Xây dựng và quản lý bộ máy về quyền tác giả, quyền liên quan, về công nghiệp văn hóa; tổ chức bồi dưỡng cán bộ về quyền tác giả, quyền liên quan, phát triển công nghiệp văn hóa.
  • Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển công nghiệp văn hóa cho cán bộ, công chức, viên chức của các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.
  • Quản lý các hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật
  • Quản lý hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan, hoạt động đại diện, tư vấn dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
  • Cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan…

Như vậy, Cục bản quyền tác giả có chức năng trong hoạt động quản lý và đăng ký bảo hộ bản quyền, quyền tác giả logo tại Việt Nam.

THÔNG TIN LIÊN HỆ CỦA CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ VIỆT NAM:

Trụ sở tại Hà Nội:

Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 024.38 234 304

Fax: 024.38 432 630

Email: cbqtg@hn.vnn.vn

Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3

Điện thoại: 028. 39 308 086

Fax: 028. 39 308 087

Email: covhcm@vnn.vn

Văn phòng đại diện tại TP Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 023.63 606 967

Email: covdanang@vnn.vn

2. Hồ sơ đăng ký bản quyền logo

Để tiến hành thủ tục, người đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ gồm các thành phần sau:

a) Tờ khai đăng ký bản quyền logo

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

b) 02 mẫu logo cần đăng ký bản quyền

01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền

Trong trường hợp tác giả, chủ sở hữu không trực tiếp nộp mà thông qua bên thứ 3, người đăng ký cần chuẩn bị giấy ủy quyền. Trong đó nêu rõ nội dung nhiệm vụ và phạm vi ủy quyền.

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ

Ngoài các tài liệu trên, thành phần hồ sơ yêu cầu cần có là thông tin chứng mình quyền nộp đơn hợp pháp. Gồm:

  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Tài liệu chứng minh người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

3. Thời gian đăng ký và cấp giấy chứng nhận bản quyền logo

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền logo cho người nộp hồ sơ.

Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

4. Chi phí đăng ký bản quyền logo

Danh mục các khoản lệ phí chủ đơn đăng ký bảo hộ logo độc quyền phải nộp:

STT Danh mục lệ phí đăng ký bảo hộ logo độc quyền Mức thu (đồng)
1 Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ logo độc quyền 150.000
2 Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ logo độc quyền 120.000
Nếu đơn đăng ký logo độc quyền có trên 01 nhóm (06 sản phẩm/dịch vụ) thì từ nhóm thứ 02 trở đi phải nộp thêm cho mỗi nhóm 100.000
3 Lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ logo độc quyền 100.000

5. Đăng ký bản quyền logo online

Thực hiện chính sách rút gọn và công nghệ số trong thủ tục hành chính. Cục bản quyền tác giả bắt đầu triển khai thủ tục đăng ký bản quyền logo online qua cổng thông tin: http://dichvucong.bvhttdl.gov.vn

Tuy nhiên, để tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền logo, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước dưới đây:

  • Bước 1: Tạo lập tài khoản trên hệ thống cổng thông tin dịch vụ công.
  • Bước 2: Kê khai thông tin người thực hiện hồ sơ và người đứng tên trên hồ sơ.
  • Bước 3: Kê khai thông tin logo, tác giả và chủ sở hữu.
  • Bước 4: Tiến hành nộp online các thành phần hồ sơ theo quy định.
  • Bước 5: Lựa chọn hình thức nộp và nhận kết quả.

Lưu ý: Sau khi thực hiện nộp hồ sơ đăng ký bản quyền logo theo hình thức online. Bạn cần tiến hành gửi tại cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định.

[Số lượt: 2 Trung bình: 5]