Khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, bạn cần nắm rõ các quy định về doanh nghiệp. Để lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, Luật Maz sẽ hỗ trợ và giúp bạn lựa chọn hình thức đăng ký tối ưu nhất. Đồng thời giúp bạn nắm rõ kiến thức pháp lý để vận hành doanh nghiệp của mình.
⇒ Liên hệ Hotline 0984.535.843 để được Luật sư tư vấn trực tiếp!
1. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp
Để thành lập doanh nghiệp (hay đăng ký kinh doanh) người đăng ký cần đáp ứng các điều kiện nhất định.
Về chủ thể: Người đăng ký phải là tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trừ các trường hợp như: Cán bộ, sĩ quan, người chưa thành niên, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện về tên: Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố.
Điều kiện về trụ sở: Trụ sở của doanh nghiệp phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng. Không được đặt tại chung cư không có chức năng văn phòng.
Điều kiện về vốn pháp định: Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Được quy định chỉ với một số ngành nghề nhất định.
2. Thông tin cần chuẩn bị để đăng ký kinh doanh
Khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh tại Luật Maz, toàn bộ thủ tục và thành phần hồ sơ sẽ được các Luật sư và đội ngũ chuyên viên soạn thảo cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị các thông tin nhất định để hoàn thiện nội dung đăng ký theo yêu cầu. Gồm:
Thông tin người đại diện và các thành viên trong công ty: Bản sao CMND và thông tin liên hệ;
Các thông tin của doanh nghiệp: Tên, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, mức vốn…
3. Vì sao bạn nên đăng ký kinh doanh qua Luật Maz
Thủ tục đăng ký kinh doanh yêu cầu người đăng ký chuẩn bị các thành phần hồ sơ, giấy tờ khá phức tạp. Mặt khác, thời gian và quy trình đăng ký có thể bị kéo dài nếu hồ sơ không hợp lệ. Do vậy, để tiết kiệm chi phí và thời gian tìm hiểu những thủ tục này. Khi đăng ký dịch vụ của Luật Maz, khách hàng sẽ được Luật sư tư vấn và hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng.
STT
Nội dung dịch vụ Đăng ký kinh doanh tại Luật Maz
1
Tiếp nhận thông tin và tư vấn cho khách hàng. Từ yêu cầu kinh doanh và thông tin khách hàng cung cấp Luật Maz sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp.
2
Hoàn thành hồ sơ đăng ký thành lập công ty theo đề nghị của khách hàng.
3
Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục tại cơ quan quản lý.
4
Bàn giao kết quả đăng ký cho khách hàng gồm bản chính giấy phép cùng con dấu công ty.
5
Hỗ trợ tư vấn các thủ tục về thuế cho doanh nghiệp mới thành lập
6
Hỗ trợ và tư vấn các vấn đề pháp lý doanh nghiệp trong quá trình hoạt động
⇒ Liên hệ Hotline 0984.535.843 để được Luật sư tư vấn trực tiếp!
Với thủ tục đơn giản, cơ chế quản lý gọn nhẹ, đăng ký Hộ kinh doanh cá thể là hình thức hoạt động được nhiều người lựa chọn thay cho việc mở công ty. Vậy đặc điểm của loại hình này là gì? Quy định và thủ tục mở hộ kinh doanh cá thể ra sao? Trong bài viết này Luật Maz sẽ hướng dẫn và giải đáp chi tiết cho bạn.
⇒ Liên hệ Hotline 0984.535.843 để được Luật sư tư vấn trực tiếp!
1. Điều kiện thành lập Hộ kinh doanh cá thể
Tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với loại hình hộ kinh doanh cá thể như sau:
“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.”
Như vậy, theo quy định trên để thành lập hộ kinh doanh, người đăng ký cần đáp ứng các điều kiện sau:
Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Có địa điểm hoạt động, kinh doanh cụ thể;
Có số lượng người lao động dưới 10 người.
2. Hồ sơ đăng ký thành lập Hộ kinh doanh cá thể
Để đăng ký thành lập hộ kinh doanh, người đăng ký cần chuẩn bị thành phần hồ sơ gồm các thông tin và tài liệu sau:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh, thông tin liên hệ, ngành nghề kinh doanh, số vốn kinh doanh, số lao động và thông tin lao động;
Thông tin xác nhận địa điểm kinh doanh (Sổ đỏ hoặc hợp đồng thuê nhà)
Bản sao CMND (hoặc giấy tờ tương ứng) của người đại diện hộ kinh doanh cùng các thành viên trong hộ.
3. Các loại thuế và lệ phí Hộ kinh doanh cá thể phải đóng
Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
STT
Doanh thu
Thuế môn bài
1
Trên 500 triệu đồng/năm
1.000.000 (một triệu) đồng/năm
2
Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm
500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm
3
Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm
300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm
4. Thủ tục đăng ký Hộ kinh doanh hộ cá thể
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký và nộp tại cơ quan quản lý
Người đăng ký nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại Ủy ban nhân dân Quận, Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy. Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30. Buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký
Ủy ban nhân dân Quận, Huyện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Đồng thời bàn giao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người đăng ký.
Bước 3: Xem xét, giải quyết hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Bước 4: Nhận kết quả giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết tại Ủy ban nhân dân Quận, Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
5. Dịch vụ đăng ký Hộ kinh doanh cá thể
Rất nhiều người đăng ký gặp khó khăn trong việc hoàn tất thủ tục. Để giảm thiểu thời gian cũng như chi phí khi đăng ký thành lập Hộ kinh doanh cá thể, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại Luật Maz.
Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, Luật Maz sẽ hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục đăng ký nhanh gọn. Đồng thời, hỗ trợ bạn mọi vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động của Hộ kinh doanh trên thực tế.
STT
Nội dung dịch vụ thành lập Hộ kinh doanh cá thể tại Luật Maz
1
Tư vấn tổng thể các vấn đề pháp lý trước khi thành lập hộ kinh doanh
2
Phân tích, đánh giá tính hợp pháp và sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc
3
Tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
4
Đại diện khách hàng làm việc tại cơ quan có thẩm quyền để nộp thành lập;
5
Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của cơ quan có thẩm quyền, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng
6
Nhận giấy phép đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền cho khách hàng
7
Hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh
8
Hỗ trợ tư vấn cho khách hàng các vấn đề về nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm trong quá trình kinh doanh
⇒ Liên hệ Hotline 0984.535.843 để được Luật sư tư vấn trực tiếp!
https://mazlawvn.com/wp-content/uploads/2020/09/Ho-kinh-doanh.png7921660adminhttps://mazlawvn.com/wp-content/uploads/2018/01/logo-mazlawvn-300x80.pngadmin2020-09-11 09:45:582020-09-15 08:53:16ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong đời sống hiện đại, máy lọc nước là hướng kinh doanh hợp thời và đầy triển vọng với những ai biết nắm bắt cơ hội. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh mà thiếu kiến thức pháp lý dẫn đến nhiều rủi ro cho người kinh doanh. Sau đây là 5 vi phạm phổ biến mà người kinh doanh máy lọc nước thường gặp phải. Hãy cùng tìm hiểu để trang bị kiến thức cho mình khi kinh doanh sản phẩm này.
Đa phần người kinh doanh lọc nước thường nhập linh kiện và lắp ráp tại Việt Nam. Do vậy, việc không có đầy đủ hóa đơn của sản phẩm hoàn chỉnh khá phổ biển. Tuy nhiên, hóa đơn đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi nó ghi nhận các thông tin liên quan đến quá trình mua bán hàng hóa của doanh nghiệp. Đây là tài liệu để xác mình nguồn gốc xuất xử của sản phẩm.
Hóa đơn mua bán hàng hóa
Việc không xuất trình được hóa đơn trong quá trình kinh doanh có thể bị xự phát hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
“Điều 21. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng….
…Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.”
Ngoài mức phạt về tiền, người kinh doanh còn phải thực hiện các hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả như:
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
2. KINH DOANH MÁY LỌC NƯỚC VI PHẠM NHÃN HIỆU
Cùng với sự phát triển của sản phẩm máy lọc nước, trên thị trường xuất hiện rất nhiều nhãn hiệu, thương hiệu mới. Nhưng để một sản phẩm lưu hành hợp pháp thì nhãn hiệu, thương hiệu của sản phẩm đó phải đáp ứng điều kiện luật định.
Việc các nhãn hàng của sản phẩm lọc nước ra đời nhưng không đăng ký nhãn hiệu. Hoặc cố tình sử dụng và đăng ký giống các thương hiệu đã được bảo hộ là một trong các hành vi vi phạm quy định về quản lý thị trường.
Mức xử phạt vi phạm hàng chính đối với hành vi vi phạm nhãn hiệu được quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 11. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng….
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng…
Điều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng…
Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 300.000.000 đồng.
Điều 13. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số luợng đến 500 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tương đương…
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng trên 10.000 đơn vị.”
3. GIẤY PHÉP KHÔNG CÓ MÃ NGÀNH KINH DOANH MÁY LỌC NƯỚC
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là điều kiện bắt buộc để thực hiện các hoạt động mua bán, thương mại đối với sản phẩm lọc nước. Tuy nhiên, có giấy phép kinh doanh là chưa đủ. Để kinh doanh cho sản phẩm lọc nước, giấy phép của bạn cần có mã ngành tương ứng với lĩnh vực mình kinh doanh.
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Căn cứ Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2014 và Danh mục mã ngành nghề đăng ký kinh doanh. Đối với hoạt động kinh doanh sản phẩm máy lọn nước, sẽ được áp mã ngành như sau:
Kinh doanh các thiết bị, vật tư lọc nước thuộc mã ngành 4659- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác, chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác chưa được phân vào đâu.
Mã ngành 4759 (chi tiết: Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác còn lại chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh).
Trong trường hợp kinh doanh máy lọc nước mà không đăng ký bổ sung mã ngành nghề (thay đổi ngành nghề kinh doanh). Doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 25 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, cụ thể:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn từ 01 – 30 ngày.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn từ 31 – 90 ngày.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng khi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
4. MÁY LỌC NƯỚC VI PHẠM KIỂU DÁNG – THIẾT KẾ
Kiểu dáng và thiết kế máy lọc nước rất đa dạng. Từ hình dáng cho đến thiết kế tem mác in trên sản phẩm đều là đối tượng được bảo hộ theo quy định. Do vậy, việc sử dụng hoặc sao chép trái phép là hình vi xâm phạm tài sản trí tuệ.
Thiết kế tem mác sản phẩm của máy lọc nước là các yêu tố hình ảnh được trang trí trên sản phẩm. Để bảo hộ cho thiết kế, chủ sở hữu cần đăng ký bản quyền cho đối tượng tại tại Cục bản quyền.
Kiểu dáng công nghiệp (hay kiểu dáng) của máy lọc nước được hiểu là hình dáng bên ngoài được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Kiểu dáng công nghiệp của máy lọc nước
Để bảo hộ kiểu dáng cho máy lọc nước, bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ.
5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH
Mã số mã vạch là điều kiện cần có để quản lý và bảo vệ sản phẩm. Đông thời, đây cũng là yêu cầu bắt buộc để đưa sản phẩm vào siêu thị. Nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng mã số mã vạch hợp lệ.
Việc các doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng chính mã vạch của nhà cung cấp cho sản phẩm. Hay dùng các mã QR, mã số mã vạch mà chưa đăng ký là trái với quy định pháp luật.
Việc xử lý hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP như sau:
“Điều 32. Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
b) Không làm thủ tục gia hạn khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;
c) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
d) Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;
đ) Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công hoặc bao gói tại Việt Nam;
e) Không khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia; khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế của thương phẩm sử dụng mã GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN;
g) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;
b) Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;
c) Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản;
b) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu về mã số mã vạch không đúng với nguồn dữ liệu mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế;
b) Cung cấp thông tin sai lệch về chủ sở hữu hoặc đối tượng sử dụng mã số mã vạch GS1 hợp pháp;
c) Phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng dựa trên nền tảng mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
5. Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa và loại bỏ mã số mã vạch vi phạm trên hàng hóa, bao bì, phương tiện kinh doanh, vật phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”
Trên đây là 5 lỗi vi phạm phổ biến mà người kinh doanh máy lọc nước hay gặp phải. Khi vọng bài viết đã giúp bạn có những thông tin hữu ích cho hoạt động kinh doanh của mình.
Mọi thông tin pháp lý cần hỗ trợ trong quá trình kinh doanh máy lọc nước, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn theo Hotline: 0984.535.843
https://mazlawvn.com/wp-content/uploads/2020/09/5-vi-phạm-phổ-biến-khi-kinh-doanh-máy-lọc-nước-1.jpg12212228adminhttps://mazlawvn.com/wp-content/uploads/2018/01/logo-mazlawvn-300x80.pngadmin2020-09-03 04:00:542020-09-09 04:08:235 vi phạm phổ biến khi kinh doanh máy lọc nước
Bảo hộ logo công ty tại Cục sở hữu trí tuệ thực chất là thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Dưới đây, Luật Maz sẽ hướng dẫn đăng ký bảo hộ logo công ty tại Cục sở hữu trí tuệ. Cụ thể về hồ sơ, chi phí và các bước để tiến hành đăng ký.
⇒ Gọi ngayHotline 0984.535.843để được Luật sư tư vấn miễn phí!
Hướng dẫn đăng ký bảo hộ logo công ty tại Cục sở hữu trí tuệ
1. Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ logo thương hiệu công ty.
Tra cứu bảo hộ logo công ty là thủ tục không bắt buộc trong quá trình đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp hạn chế tối đa những rủi ro về mặt tài chính và thời gian thẩm định.
Hiện nay, bạn có thể tiến hành tra cứu trực tiếp tại các nguồn dữ liệu có sẵn: trên google, truyền thông, dữ liệu Cục sở hữu trí tuệ. Hoặc có thể tiến hành dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Luật Maz để được đánh giá và tư vấn phương án bảo hộ logo tối ưu nhất.
⇒ Gọi ngayHotline 0984.535.843để được Luật sư tư vấn miễn phí!
2. Mẫu hồ sơ bảo hộ logo công ty tại Cục sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được quy định chi tiết tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Trong đó, bạn cần chuẩn bị cac tài liệu như sau:
02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
05 Mẫu nhãn hiệu giống mẫu trên tờ khai đăng ký
Chứng từ nộp phí và lệ phí (có thể chuyển khoản hoặc đóng trực tiếp).
Các tài liệu cần thiết khác (nếu có)
Lưu ý: Khi chuẩn bị mẫu đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu, các bạn cần điền đơn và mô tả nhãn hiệu theo đúng quy định. Việc điền sai thông tin hoặc mô tả sai lệch nhãn hiệu là nguyên nhân dẫn đến đơn bị từ chối ngay từ đầu.
Từ ngày 01/01/2017, Bộ tài Chính đã ban hành thông tư và biểu phí mới áp dụng cho lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói chung. Trong đó, mức phí để đăng ký nhãn hiệu cũng được quy định cụ thể,
Theo đó, chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ bao gồm: Lệ phí nộp đơn; phí công bố đơn; phí tra cứu phục vụ TĐND; phí tra cứu cho sản phẩm… Các chi phí trên được tính cụ thể phụ thuộc vào số nhóm sản phẩm/dịch vụ mà bạn đăng ký theo đơn.
⇒ Gọi ngayHotline 0984.535.843để được Luật sư tư vấn miễn phí!
4. Bảo hộ nhãn hiệu logo công ty bao gồm các bước nào?
Theo quy định về sở hữu trí tuệ, quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm các bước:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và cấp số đơn
Bước 2: Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
Bước 4: Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Tuy nhiên thủ tục đăng ký bảo hộ logo công ty tại Cục sở hữu trí tuệ trên thực tế có thời gian kéo dài hơn so với quy định. Một đơn nhãn hiệu được theo dõi và thẩm định có thể kéo lên tới 18 đến 20 tháng hoặc lâu hơn nếu có những vướng mắc cần khắc phục.
Để tránh những rùi ro và khó khăn trong thời gian nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ. Bạn có thể liên hệ để Luật Maz hướng dẫn, tư vấn thực hiện thủ tục. Bên cạnh dịch vụ tra cứu nhãn hiệu, Luật Maz sẽ giúp bạn nộp hồ sơ nhanh chóng. Trong nhiều năm qua, Luật Maz đã hỗ trợ hàng nghìn khách hàng bảo hộ logo công ty thành công.
⇒Xem ngay: Hướng dẫn chi tiết đăng ký nhãn hiệuđể tránh sai sót khi nộp đơn!
https://mazlawvn.com/wp-content/uploads/2020/09/bảo-hộ-logo-công-ty-tại-Cục-Sở-hữu-trí-tuệ.png357600adminhttps://mazlawvn.com/wp-content/uploads/2018/01/logo-mazlawvn-300x80.pngadmin2020-09-01 09:54:542020-09-01 09:55:45Hướng dẫn đăng ký bảo hộ logo công ty tại Cục sở hữu trí tuệ
Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền (tờ khai đăng ký nhãn hiệu) là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ. Luật Maz cung cấp mẫu tờ khai đăng ký và hướng dẫn khách hàng điền thông tin trong trường hợp tự nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền
https://mazlawvn.com/wp-content/uploads/2020/09/Tờ-khai-yêu-cầu-cấp-giấy-chứng-nhận-đăng-ký-logo-độc-quyền.png509726adminhttps://mazlawvn.com/wp-content/uploads/2018/01/logo-mazlawvn-300x80.pngadmin2020-09-01 09:17:022020-09-01 09:17:40Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền [Mẫu 2020]
Đăng ký bản quyền logo thương hiệulà thủ tục pháp lý xác lập quyền sở hữu với logo. Thủ tục trên được các cá nhân, các đơn vị tiến hành ghi nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Luật Maz sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký bản quyền logo thương hiệu tại Việt Nam.
⇒ Gọi ngay Hotline0984.535.843để được Luật sư tư vấn miễn phí!
Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký bản quyền logo thương hiệu tại Việt Nam
1. Khái niệm bản quyền logo thương hiệu theo quy định tại Việt Nam.
Logo thương hiệu là gì?
Logo là sản phẩm hữu hình, được tạo bởi hình khối, màu sắc, ký hiệu và đường nét khau nhau. Logo thương hiệu là hình ảnh nhận diện của mỗi doanh nghiệp, đơn vị với khách hàng, đối tác. Mỗi một doanh nghiệp, đơn vị đều luôn cố gắng tạo dựng hình ảnh logo thương hiệu của mình theo một cách ấn tượng nhất.
Khái niệm bản quyền logo thương hiệu.
Đây là quyền sở hữu, quyền tác giả đối với logo thương hiệu do chính mình tạ ra hoặc tạo dựng nên. Theo quy định, khái niệm trên có tên gọi khác nhau theo từng hạng mục đăng ký. Luật sở hữu trí tuệ quy định.
2. Tại sao phải đăng ký bản quyền logo thương hiệu?
Đối với chủ sở hữu thì logo thương hiệu được coi là đứa con tinh thần được tạo dựng bởi tâm huyết và sự sáng tạo. Do đó, thủ tục trên đem lại nhiều ý nghĩa và mục đích khác nhau. Cụ thể:
Được pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu, quyền tác giả: Nói cách khác, việc đăng ký sẽ giúp bạn chứng minh quyền sở hữu và được pháp luật bảo vệ quyền đó.
Đăng ký để được độc quyền sử dụng: Bạn chỉ có thể độc quyền và sở hữu logo một cách hợp pháp và an toàn khi được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận.
Sinh lời từ việc bản quyền logo thương hiệu: Việc đăng ký bản quyền logo là điều kiện bắt buộc để bạn có thể chuyển nhượng hay nhượng quyền logo mà bạn sở hữu.
Xây dựng niềm tin cho khách hàng về sự phát triền bền vững: Logo thường là hình ảnh nhận diện cho chính doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn. Logo được pháp luật bảo hộ sẽ tạo được sự tin tưởng cho khách hàng và đối tác.
3. Hướng dẫn đăng ký bản quyền logo thương hiệu độc quyền tại Việt Nam
3.1. Đăng ký bản quyền logo thương hiệu ở đâu?
Hiện nay, thủ tục pháp lý đăng ký thương hiệu logo được tiến hành tại hai cơ quan: Cục sở hữu trí tuệ và Cục bản quyền tác giả. Mỗi cơ quan có hình thức đăng ký và cơ chế bảo hộ khác nhau. Tuy nhiên, cả hai đều được quy định và công nhận theo Luật sở hữu trí tuệ.
3.2. Ai có quyền đăng ký bản quyền logo thương hiệu
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cho phép mọi cá nhân, tổ chức, đơn vị đều có thể đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu. Như vậy, bạn có thể hiểu: Cá nhân hay công ty, doanh nghiệp đều có thể đứng tên trên hồ sơ đăng ký. Nhiều cá nhân hay nhiều đơn vị có thể đồng chủ sở hữu đứng tên đăng ký.
⇒ Gọi ngay Hotline0984.535.843để được Luật sư tư vấn miễn phí!
3.3. Đăng ký bản quyền logo thương hiệu hết bao nhiêu tiền?
Hiện nay, Quy định về phí và lệ phí về sở hữu công nghiệp được Bộ tài chính quy định rất cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, tại mỗi cơ quan, mỗi thủ tục có chi phí và hạng mức khác nhau. Tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có thể hoạch định và giới hạn chi phí theo nhu cầu.
Đối với hình thức đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, chi phí đăng ký nhãn hiệu phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn đăng ký cho nhóm ngành nào? Bao nhiêu sản phẩm/dịch vụ? Việc lựa chọn các nhóm ngành sẽ quyết định trực tiếp đến chi phí bạn phải bỏ ra cho một hồ sơ đăng ký. Chi phí đăng ký sẽ bao gồm đầy đủ các khoản phí cho nhiều giai đoạn: nộp hồ sơ; công báo; thẩm định; phí cấp văn bằng…
Đối với hình thức đăng ký tại Cục bản quyền: Bạn cần lựa chọn số phương án đăng ký, hình thức đăng ký để tính được chính xác về chi phí.
4. Đăng ký bản quyền logo thương hiệu thông qua đại diện Luật Maz
Trên thực tế, thực hiện đăng ký bản quyền còn nhiều khó khăn và vướng mắc. Thủ tục này đòi hỏi người tiến hành phải có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để tránh thiếu sót và tốn nhiều thời gian.
Luật Maz là một đơn vị đại diện hàng đầu về sở hữu trí tuệ. Chúng tôi được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã tiến hành đăng ký thành công cho hàng nghìn hồ sơ trên khắp các tỉnh thành. Chính vì vậy, Luật Maz hiểu rõ được những vướng mắc và khó khăn từ khâu chuẩn bị đến các bước nộp hồ sơ.
Thông qua đại diện Luật Maz, bạn sẽ được đăng ký theo đúng quy định một cách nhanh nhất. Mọi thông tin hồ sơ, chúng tôi sẽ soạn thảo và chuẩn bị theo quy định một cách chính xác và đầy đủ. Quy trình nộp hồ sơ nhanh chóng và rút gọn, tỉ lệ được cấp giấy chứng nhận cao. Đặt biệt, bạn sẽ không phải đi lại hay chỉnh sửa hồ sơ nhiều lần dù bạn đang ở đâu.
⇒ Gọi ngay Hotline0984.535.843để được Luật sư tư vấn miễn phí!
https://mazlawvn.com/wp-content/uploads/2020/09/hieuunganh.com_5f4db33fea415.png400600adminhttps://mazlawvn.com/wp-content/uploads/2018/01/logo-mazlawvn-300x80.pngadmin2020-09-01 03:48:542020-09-01 03:48:54Hướng dẫn chi tiết đăng ký bản quyền logo thương hiệu tại Việt Nam