Gia hạn nhãn hiệu là thủ tục được thực hiện bởi chủ sở hữu nhãn hiệu. Nhằm duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ.
Theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ hiện hành, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu
Để tránh xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Chủ sở hữu cần nắm được các thông tin sau:
1. Lưu ý về thông tin chủ sở hữu khi thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Thủ tục gia hạn nhãn hiệu chỉ được thực hiện bởi chủ sở hữu. Do vậy để tiến hành gia hạn, bạn cần kiểm tra thông tin trên văn bằng bảo hộ và thông tin thực tế. Điều này sẽ giúp cơ quan quản lý xác minh được bạn là chủ sở hữu và hoạt động gia hạn của bạn là hợp pháp.
Các thông tin chính bạn cần kiểm tra là tên và địa chỉ chủ sở hữu trên văn bằng. Thường đối với cá nhân, thông tin sẽ không có sự thay đổi nhiều. Nhưng đối với doanh nghiệp hay tổ chức, bạn cần kiểm tra kỹ về tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp và địa chỉ đăng ký.
Trong trường hợp có sự thay đổi về thông tin, chủ sở hữu cần cập nhật thông tin về địa chỉ hiện tại khi tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu.
2. Hồ sơ gia hạn giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Để thực hiện thủ tục gia hạn giấy chứng nhãn hiệu, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và các tài liệu sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gốc (Trong trường hợp muốn ghi nhận trực tiếp trên văn bằng bảo hộ);
- Tờ khai xin gia hạn nhãn hiệu theo font mẫu quy định;
- Thông tin và tài liệu liên quan.
3. Lưu ý về các hoạt động đi kèm thủ tục gia hạn nhãn hiệu
Để thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu, cần đáp ứng các điều kiện về thông tin và thành phần hồ sơ.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, thông tin đều thống nhất và chủ sở hữu đều có đầy đủ các tài liệu cần thiết. Vì vậy, việc phát sinh các thủ tục đi kèm là điều không tránh khỏi.
Sau đây là các trường hợp có sự thay đổi, sai lệch về thông tin cần khắc phục:
a. Thất lạc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Đây là trường hợp khá phổ biến xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng đến hoạt động gia hạn của chủ sở hữu.
Với trường hợp này chủ sở hữu có thể thực hiện hoạt động gia hạn trên hệ thống dữ liệu Quốc gia và không cần bổ sung bản gốc GCN trong thành phần hồ sơ.
Chỉ trong trường hợp chủ sở hữu có nhu cầu cấp lại GCN nhãn hiệu mới cần tiền hành thủ tục xin cấp lại.
b. Cập nhật thông tin chủ sở hữu
Thông tin chủ sở hữu là điều kiện để xác định quyền gia hạn. Do vậy, với mọi trường hợp thông tin chủ sở hữu có sự sai lệch cần tiến hành cập nhật thông tin theo quy định.
c. Thay đổi mẫu nhãn hiệu
Việc sử dụng và thay đổi mẫu nhãn hiệu là điều thưởng xuyên xảy ra với các đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ trong trường hợp mẫu nhãn có sự thay đổi không đánh kể mới được thực hiện thủ tục thay đổi và gia hạn.
Nếu sự thay đổi vượt quá phạm vi quy định, mẫu nhãn sẽ được xem là một dấu hiệu mới và được thẩm định từ đầu.
4. Chi phí gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Phí gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không đồng nhất với mọi văn bằng.
Mức phí này được tính trên số nhóm ngành bảo hộ theo hồ sơ đăng ký ban đầu. Cùng với đó là các thủ tục đi kèm dựa trên nội dung hồ sơ nhãn hiệu.
5. Quy trình thực hiện thủ tục gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu
Hoạt động gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra thông tin và lên hồ sơ theo nội dung văn bằng bảo hộ;
Bước 2: Tiến hành hồ sơ lấy xác nhận đơn cùng mã gia hạn “GH”;
Bước 3: Thẩm định công báo và cấp gia hạn trên hệ thống dữ liệu Quốc gia;
Bước 4: Xác nhận trực tiếp trên văn bằng (Trong trường hợp nộp lại GCN gốc)
Mọi vấn đề cần hỗ trợ vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
TỔ CHỨC SHTT MAZ – TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ MAZ:
Địa chỉ: Số 27 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0984.535.843 | Mail: mazlawvn@gmail.com